Sữa công thức: Những điều quan trọng bố mẹ cần biết

Sữa công thức được xem là vị cứu tinh của mẹ khi lượng sữa mẹ quá ít, không đủ để cung cấp cho con. Sữa công thức có thành phần gần giống với sữa mẹ nên có thể thay thế cho sữa mẹ. Vậy sữa công thức có thực sự thay thế hoàn toàn sữa mẹ không? Cùng Chilux tìm hiểu ngay.

1. Tìm Hiểu Về Sữa Công Thức Là Gì?

1.1. Sữa công thức là gì?

Sữa công thức là một loại sữa bột trẻ em, sản phẩm sữa có nguồn gốc từ sữa động vật. Được xử lý theo một dây chuyền công nghệ tiên tiến đảm bảo các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Mỗi loại sữa công thức sẽ có thành phần dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên thành phần chính trong sữa vẫn chứa đầy đủ các chất cần thiết như: protein, chất béo, khoáng chất, carbohydrate, canxi.   


Sữa công thức tốt nhất hiện nay

1.2. Phân loại sữa công thức cho trẻ sơ sinh

a. Phân Loại Theo Công Thức Sữa

  • Sữa công thức dành riêng cho trẻ có thể trạng đặc biệt: Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất non nớt và nhạy cảm. Vì thế bé cần nhận được các chất dinh dưỡng ở dạng dễ hấp thụ nhất. Công thức sẽ hoàn toàn không chứa đạm sữa và đường lactose. Phù hợp với thể trạng của các bé bất dung nạp lactose.
  • Sữa có nguồn gốc từ hạt: Dành cho trẻ dị ứng với sữa công thức có nguồn gốc từ sữa bò. Biểu hiện của dị ứng thường thấy là: nôn ói, thở khò khè, nổi ban đỏ, sưng phù mặt. Các loại sữa hạt công thức phổ biến thường được làm từ hạt đậu nành, hạt đậu đỏ, hạt ngô…
  • Sữa có nguồn gốc từ sữa bò: Hầu hết các loại sữa công thức cho trẻ em hiện nay được sản xuất với nguyên liệu chính là sữa bò. Trong sữa bò có rất nhiều dưỡng chất gần giống như trong sữa mẹ. Bạn có thể thay sữa bò bằng sữa dê. Thành phần trong sữa dê ít gây dị ứng hơn sữa bò.
  • Sữa có công thức từ protein thuỷ phân: Là sữa đã được lọc bớt đi các thành phần gây dị ứng như đường lactose. Các chất protein trong sữa được chia nhỏ giúp trẻ dễ hấp thu dưỡng chất.

b. Phân Loại Theo Dạng Thức Tồn Tại Của Sữa

Hiện nay có 2 loại sữa công thức phổ biến ở Việt Nam: Sữa công thức pha sẵn dạng lỏng và sữa công thức dạng bột.

  • Sữa công thức pha sẵn: Có thể dùng ngay không cần pha trộn, cân đo đong đếm. Tiện lợi và tiết kiệm thời gian cho bố mẹ. Dạng sữa này có giá cao hơn sữa bột.
  • Sữa dạng bột: Sữa bột cần nhiều thời gian cho khâu chuẩn bị hơn: đun nước sôi, đo lường lượng sữa, vệ sinh dụng cụ pha sữa…Sữa dạng bột có giá thành rẻ hơn và thân thiện với môi trường hơn.

 

Sữa công thức dạng bột

Ngoài ra còn có một dạng sữa phổ biến ở nước ngoài là dạng lỏng đặc. Sữa dạng lỏng đặc thường pha trộn 1 lượng nước tương đương 1 lượng sữa đặc. So với loại sữa công thức pha sẵn, sữa công thức loại này có giá cả rẻ hơn. So với sữa bột, sữa loại này dễ chuẩn bị hơn nhưng đắt tiền hơn.

2. Nhu Cầu Dùng Sữa Công Thức Cho Trẻ Sơ Sinh

Để có thêm kinh nghiệm hay trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh, bố mẹ cần quan tâm đến những nhu cầu dùng sữa công thức cho bé ở từng tháng tuổi.

  • Từ khi sinh đến 1 tháng: 60 ml/lần, 8 – 10 lần/ngày, tổng lượng sữa khoảng 480 ml/ngày.
  • Từ 1 tháng đến 2 tháng: 90 ml/lần, 7 – 10 lần/ngày, tổng lượng sữa khoảng 630 ml/ngày;
  • Từ 2 tháng đến 4 tháng: 120 ml/lần, 6 – 10 lần/ngày, tổng lượng sữa khoảng 720 ml/ngày;
  • Từ 4 tháng đến 6 tháng: 150ml/lần, 6 – 8 lần/ngày, tổng lượng sữa khoảng 900 ml/ngày.

3. Ưu Nhược Điểm Khi Dùng Sữa Công Thức Cho Trẻ

3.1. Ưu điểm

– Thay thế sữa mẹ khi mẹ không đủ sữa cho trẻ: Thành phần sữa công thức được nghiên cứu gần giống với thành phần có trong sữa mẹ. Mẹ có thể yên tâm có cho con sử dụng mà không sợ thiếu chất.

– Tiện lợi linh hoạt: Khi trẻ có nhu cầu bú sữa mẹ nhưng mẹ không ở bên cạnh thì sữa công thức là một vị cứu tinh tuyệt vời. Ngoài ra sữa công thức pha sẵn có thể dùng ngay mà không cần phải tốn nhiều thời gian chuẩn bị

– Mẹ có thể ăn uống đa dạng hơn mà không lo sữa mẹ bị nóng: Có nhiều loại thực phẩm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa mẹ. Vì vậy mà mẹ thường kiêng cử nhiều món ăn. Nhờ vào sữa công thức mẹ có thể ăn thoải mái hơn mà không cần lo lắng.

– Rút ngắn tần suất cho con uống sữa: Sữa công thức sẽ làm trẻ tiêu hoá chậm hơn sữa mẹ. Nên việc cho bé uống sữa sẽ chiếm ít thời gian hơn.

3.2. Nhược điểm

– Tốn thêm nhiều chi phí: Có thể tốn vài triệu mỗi tháng để mua sữa công thức cho bé.

– Phải pha thật chính xác liều lượng, cân đo đong đếm đối với sữa bột. Sẽ tốn nhiều thời gian hơn.

– Phải biết cách bảo quản sữa công thức đúng chuẩn

– Thiếu kháng thể: Sữa bột  không có khả năng cung cấp các kháng thể cần thiết cho bé.


Ưu và nhược điểm của loại sữa từ công thức

4. Cách Pha Sữa Công Thức Cho Trẻ Sơ Sinh

4.1. Dụng cụ pha sữa

Trước khi pha sữa cho bé, bố mẹ cần phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ pha sữa như:

– Dụng cụ đo nhiệt độ nước

– Dụng cụ hâm nóng sữa

– Dụng cụ vệ sinh bình sữa

– Các dụng cụ khử khuẩn bình sữa

– Bình sữa: bình sữa thường, bình sữa chống sặc.

Nhiệt kế đo độ nước

4.2. Cách pha sữa công thức cho trẻ sơ sinh

– Bước 1: Vệ sinh thật kỹ dụng cụ pha. Bằng nước đun sôi hoặc dung dịch khử khuẩn chuyên dụng.

– Bước 2: Tiến hành pha sữa

  • Chuẩn bị nước đúng nhiệt độ theo hướng dẫn
  • Cho nước vào bình lần 1 trước khi cho sữa vào. Cho tầm ⅔ lượng nước.
  • Lắc bình để nước và sữa hoà trộn.
  • Cho tiếp lượng nước còn lại vào bình. Lắc đều đến khi sữa và nước hoà tan
  • Để sữa nguội ở nhiệt độ tầm 37-40 độ.

– Bước 3: Cho bé uống sữa.

– Bước 4: Bảo quản sữa khi sữa còn thừa.

Cách pha sữa công thức cho trẻ sơ sinh

5. Tiêu Chí Chọn Sữa Công Thức Cho Bé

– Chọn sữa theo tình trạng sức khoẻ của bé: Những trẻ nhẹ cân có thể uống sữa bột nguyên kem. Còn với những bé bị béo phì thì mẹ nên chọn những loại sữa ít béo hoặc tách béo.

– Chọn sữa thích hợp với hệ tiêu hoá của trẻ: Bố mẹ có thể chọn những loại sữa mát cho trẻ bị táo bón. Nếu trẻ bị tiêu chảy do đường lactose trong sữa thì nên chọn loại sữa không có đường lactose sẽ tốt hơn cho bé.

– Chọn theo thành phần và công thức trong sữa:

Theo như quy định của Bộ Y tế thì các sản phẩm sữa phải đáp ứng những quy định về:

– Năng lượng từ 60 – 85 kcal/100ml.

– Hàm lượng protein từ 3,0 – 5,5 g/100kcal.

– Hàm lượng chất khoáng như Calci tối thiểu là 90 mg/100kcal.

– Natri từ 20 – 85 mg/100 kcal, Kali tối thiểu là 80 mg/100 kcal.

– Kẽm tối thiểu là 0,5 mg/100 kcal.

– Chọn sữa theo độ tuổi: Mỗi độ tuổi trẻ sẽ có những loại sữa phù hợp khác nhau. Vì mỗi giai đoạn sẽ cần bổ sung chất dinh dưỡng và hàm lượng khác nhau để phù hợp với từng giai đoạn đó.

– Chọn sữa phù hợp với khả năng tài chính: Tốt nhất bố mẹ nên chọn sữa đúng loại cần thiết và cân nhắc đến khả năng tài chính. Sữa nhập hay sữa nội không quan trọng. Quan trọng là chọn sữa phù hợp cho con trẻ.

6. Cách Bảo Quản Sữa Công Thức

Có nhiều bố mẹ thắc mắc rằng sữa công thức pha để được bao lâu? Sữa công thức uống lạnh được không? Theo các chuyên gia, tốt nhất, chỉ nên để sữa sau khi pha ở nhiệt độ thường khoảng 1 giờ. Và trẻ vẫn có thể uống sữa lạnh. Tuy nhiên nên hạ nhiệt độ từ từ cho não bộ bé tập quen nhiệt độ mới.

Đối với sữa bé đã uống và còn thừa, bố mẹ có thể uống thay trẻ hoặc bỏ phần thừa. Vì sữa uống còn thừa đã có nước bọt của trẻ, rất dễ nhiễm khuẩn, không còn sạch cho lần uống sau.

Đối với sữa pha sẵn nhưng bé chưa uống. Cách bảo quản tốt nhất là bảo quản trong tủ lạnh ngay khi vừa pha xong. Vi khuẩn trong môi trường lạnh phát triển chậm hơn so với bên ngoài. Nên sữa sẽ được bảo quản lâu hơn. Theo các chuyên gia, thời gian bảo quản trong tủ lạnh tối đa là 24 giờ. Sau 24 giờ mẹ không nên cho bé uống sữa này nữa.

Sau khi bảo quản trong tủ lạnh, sữa cần được làm ấm trước khi cho bé uống. Mẹ có thể làm ấm sữa bằng cách ngâm bình sữa vào nước nóng hoặc bằng máy hâm sữa. Không được sử dụng lò vi sóng để làm ấm sữa. Kiểm tra độ nóng của sữa trước khi cho bé uống.

Nếu đi bên ngoài trong thời gian dài, mẹ nên mang theo sữa và bình bú. Khi cần mẹ có thể pha sữa ngay với nước nóng trong bình giữ nhiệt.

Làm ấm sữa bằng chậu nước sôi

7. Một Số Lưu Ý Khi Chọn Sữa Công Thức Cho Bé

– Lưu ý chọn sữa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng: Có rất nhiều loại sữa “fake” trên thị trường được bán với giá tương đương với sữa chính hãng. Bố mẹ nên đến đại lý phân phối được kiểm định nghiêm ngặt và có giấy phép rõ ràng. Ngoài ra mẹ cũng có thể mua sữa công thức chất lượng tại các siêu thị lớn.

– Ưu tiên loại sữa hợp khẩu vị với con: Nên cho bé uống loại sữa nào làm bé tăng cân và khỏe mạnh. Đó là loại sữa hợp với khẩu vị của bé. Mẹ nên duy trì một loại sữa cho con uống. Hạn chế đổi nhiều loại sữa khác nhau dễ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của con.

– Xem kỹ hạn sử dụng trước khi mua: Mẹ nên chọn mua những loại sữa có hạn sử dụng dài.

– Chú ý đến thành phần của sữa: Nếu trẻ bị dị ứng sữa bò, dê thì mẹ nên chọn những loại sữa hạt công thức. Mẹ nên ưu tiên những loại sữa có thành phần quan trọng như đạm, đường, axit béo, DHA, ARA, các vitamin…

– Để biết được sữa công thức nào giống sữa mẹ nhất, ta nên dựa vào các thành phần chính của sữa công thức. Đa số sữa công thức đều đáp ứng được các thành phần chính trong sữa mẹ: Chất béo, protein, carbohydrate, Vitamin và khoáng chất. Vì thế, bố mẹ có thể tìm mua các loại sữa công thức tốt nhất hiện nay để tiếp thêm dinh dưỡng cho con.

Tuy “Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”. Nhưng ngoài sữa mẹ thì sữa công thức là lựa chọn nên được ưu tiên hàng đầu cho trẻ. Sau bài viết trên của Chilux, hi vọng việc lựa chọn sữa công thức cho trẻ sơ sinh sẽ không còn khó khăn cho bố mẹ nữa. Hãy tìm hiểu thật kỹ thông tin và cân nhắc lựa chọn phù hợp nhất cho bé mẹ nhé.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *